Với giá trị sản xuất vượt mức 10.000 tỉ đồng, Habeco liên tục phát triển bền vững với nhiều đột phá quan trọng, là một thương hiệu yêu thích của người Việt.
Phát triển bền vững, hiệu quả
Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) ngày nay tiền thân là Nhà máy Bia Hommel do người Pháp xây dựng năm 1890, đến năm 1958 nhà máy bia Hà Nội cho ra đời sản phẩm đầu tiên. Gần 60 năm qua, Habeco liên tục phát triển bền vững với nhiều đột phá quan trọng thích hợp với sự biến động và nhu cầu của thị trường Việt Nam.
Riêng trong năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp của Habeco đạt 9.964 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng hơn 10,4%. Đặc biệt, tổng doanh thu vượt 11.033 tỷ đồng, các chỉ tiêu tài chính về lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước đều vượt kế hoạch đề ra. Để đạt được những kết quả khả quan trên, Habeco đã thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh. Đáng chú ý là việc xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp, tập trung vào công tác điều hành sản xuất đảm bảo sát với công tác tiêu thụ, lượng hàng tồn kho luôn được giữ ở mức hợp lý, đáp ứng được nhu cầu thị trường theo từng thời vụ.
Về công tác thị trường, Habeco liên tiếp đầu tư nâng cao hình ảnh, chất lượng các sản phẩm như nghiên cứu nâng cao chất lượng, cải tiến nhãn bia chai Hà Nội 450ml nhãn đỏ, bia chai 330ml, hoàn thiện hương vị cho bia Trúc Bạch… Đồng thời Habeco cũng cải tiến phương thức bán hàng và quản lý bán hàng, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho các đại lý, hệ thống tài trợ cho các nhà hàng được mở rộng và phát triển... Đặc biệt, trong năm qua Habeco là thương hiệu trong nước tích cực tham gia quảng bá thương hiệu nhất trên cả nước với việc tổ chức và thực hiện các chương trình tài trợ, sự kiện như lễ hội Bia Hà Nội tại các tỉnh Thái Nguyên, Việt Trì, Quảng Bình, Quảng Ninh, tổ chức chương trình nhạc hội Countdown chào đón năm 2016…
Có thể nhận thấy hiệu quả giữa sản xuất và kinh doanh của Habeco đã được nâng lên một tầm cao mới. Dễ thấy nhất khi Habeco có doanh thu vượt giá trị sản xuất công nghiệp hơn 1 nghìn tỉ đồng. Đây là một trong những điểm sáng hiếm hoi của doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh kinh tế ảm đạm như hiện nay.
Nâng tầm thương hiệu Việt
Để đánh giá một doanh nghiệp có mức độ phát triển đến đâu, đã vượt ra khỏi tầm “ao làng” hay chưa. Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng hãy nhìn vào việc họ có năng lực cho ra đời sản phẩm cao cấp hay không.
Năm 2010 Bia Hà Nội tái sản xuất nhãn hàng bia Trúc Bạch đánh dấu bước chuyển mình quan trọng
Đối với Habeco việc phục sinh sản phẩm bia Trúc Bạch nhân dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội là bước chuyển mình quan trọng. Để ra đời sản phẩm này, từ ý tưởng đến các nghiên cứu con men, nguyên liệu, dây chuyền sản xuất, công nghệ… đã được Hebeco chuẩn bị gần 5 năm. Chính vì vậy, ngay trong những ngày đầu ra mắt, Hebeco và những khách hàng trung thành của mình đã đồng nhất cho rằng bia Trúc Bạch chính là một “kiệt tác”. Đây là sản phẩm chứng minh trí tuệ, tầm nhìn và hoài bão về một thương hiệu có chất lượng hảo hạng từ đôi bàn tay của người Việt.
Đêm nhạc bia “Vì ta cần nhau” khẳng định đẳng cấp của Bia Trúc Bạch sau 5 năm tái sản xuất
Để định vị thương hiệu bia Trúc Bạch, Habeco đã “khôn ngoan” khi lựa chọn gắn liền với việc tổ chức một chương trình âm nhạc đẳng cấp cao nhất Việt Nam là Trúc Bạch Beer Private Concert. Chương trình được tổ chức với những nghệ sĩ, ca sĩ, nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam như Nhạc sĩ Quốc Trung, hai diva Thanh Lam, Hồng Nhung và hai divo Quang Dũng, Tùng Dương.
Chia sẻ về chương trình, ông Nguyễn Hồng Linh - Tổng giám đốc bia Hà Nội cho biết “Đêm nhạc là món quà vô cùng ý nghĩa mà Bia Trúc Bạch muốn tri ân khách hàng của mình nhân dịp đầu Xuân mới, cũng như gửi trao trong đó sự trân trọng và biết ơn bởi sự yêu thương, gắn bó mà mọi người đã ưu ái dành cho sản phẩm. Mong rằng đêm nhạc bia Trúc Bạch sẽ mang đến cho khán giả thủ đô những cung bậc cảm xúc để hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp về Hà Nội về con người và về văn hóa trong đó bia Trúc Bạch là một phần không thể tách rời”.
Có thể nói, Hebeco đang trong quá trình đầu tư chiều sâu hướng tới nâng cao chất lượng và nâng cao năng lực sản xuất và đạt được những thành quả đáng khích lệ. Nhưng ở khía cạnh thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên vẫn đang chỉ ở mức trung bình với hơn 7,5 triệu đồng/tháng. Chính vì vậy để có thể phát triển bền vững không thể không tính đến bài toán giữ chân nhân tài, có sự tương xứng trong thu nhập cho người lao động tại các vị trí khác nhau đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.